Giải pháp công nghệ

MÔ HÌNH HỆ THỐNG LIÊN THÔNG MỘT CỬA ĐIỆN TỬ

MÔ HÌNH HỆ THỐNG LIÊN THÔNG MỘT CỬA ĐIỆN TỬ

Cơ chế Một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua bộ phận Một cửa.

Mô hình liên thông thực hiện theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.

(Nguồn: Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh_

Để thực hiện quy trình giải quyết hành chính theo mô hình một cửa theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, cần liên thông các nghiệp vụ sau:

  • Liên thông nghiệp vụ Quản lý thủ tục hành chính
  • Liên thông nghiệp vụ quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ hành chính công
  • Liên thông nghiệp vụ quản lý chuyên ngành
  •  Liên thông nghiệp vụ quản lý văn bản, điều hành: do các CQNN thực hiện theo quy trình gởi nhận điện tử để trao đổi văn bản, xin ý kiến. Mô hình liên thông trong nghiệp vụ xử lý văn bản, điều hành của đơn vị được thực hiện theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước .
  • Liên thông nghiệp vụ thanh toán phí, lệ phí: là nghiệp vụ thanh toán trực tuyến được hiện thiện qua việc kết nối liên thông các cổng thanh toán trực tuyến.
  • Liên thông Nghiệp vụ nhận trả tại nhà: là nghiệp vụ nhận, trả hồ sơ tại nhà nhằm tăng tiện ích của dịch vụ hành chính công thông qua việc liên thông với Bưu điện.