Giải pháp công nghệ

TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ CUNG CẤP GIẢI PHÁP TRUNG TÂM DỮ LIỆU

1. Bố cục không gian Trung tâm dữ liệu dự phòng theo chuẩn TIA/EIA-942

Hiện nay, các Trung tâm dữ liệu được thiết kế, xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn, khuyến cáo và chỉ dẫn TIA/EIA-942. Không gian xây dựng Trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn được thiết kế bao gồm các khu vực chính sau:

  • - Phòng máy chủ (Server room).
  • - Phòng thiết bị mạng.
  • - Phòng hệ thống làm lạnh chính xác (CRAC room).
  • - Phòng chứa các bình khí chữa cháy chuyên dụng (NOVEC 1230)
  • - Phòng truyền dẫn (Network room 1 & 2).
  • - Phòng quản lý và điều hành (NOC room).
  • - Phòng đệm và kiểm tra thiết bị (Stagging room).
  • - Phòng kỹ thuật.

Mặt khác, tùy thuộc nhu cầu sử dụng, quy mô, điều kiện thực tế mà Trung tâm dữ liệu có thể thiết kế dưới dạng thu gọn (kết hợp một số không gian chính).

  2.Nhiệm vụ thiết kế, thi công

Công ty HD King có đội ngũ chuyên gia tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, thi công cho các hạng mục công trình:

  • + Thiết kế bố cục tổng thể trung tâm dữ liệu dự phòng;
  • + Thiết kế cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu dự phòng, bao gồm:
    •     * Hệ thống lạnh chính xác;
    •     * Hệ thống tủ rack;
    •     * Hệ thống cáp mạng và phụ kiện đấu nối;
    •     * Hệ thống thiết bị mạng;
    •     * Hệ thống PCCC;
    •     * Hệ thống TVSS - cắt lọc sét;
    •     * Hệ thống Camera và Access Control;
    •     * Hệ thống DCMS;
    •     * Hệ thống điện và UPS;
    •     * Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn khẩn cấp;
    •     * Hệ thống xây dựng cơ bản và sàn nâng;
    •     * Quy trình quản lý khai thác & vận hành TTDL;
  • + Cung cấp thiết bị và thi công hoàn thiện TTDL

    Xây dựng thiết kế Trung tâm tích hợp dữ liệu (TT TTĐT) tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, phù hợp bao gồm các tiêu chuẩn tiêu biểu sau:

  • *  Tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 về bố trí các khu vực chức năng, cấu trúc chức năng của TT TTĐT.
  • *  Tiêu chuẩn BICSI 942 (Building Industry Consulting Service International), * bổ sung cho tiêu chuẩn TIA-942.
  • *  Tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-606 về quản lý cơ sở hạ tầng truyền thông của các tòa nhà thương mại.
  • *  Tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-607 về tiếp đất và nối đất cho hệ thống truyền thông của các tòa nhà thương mại.
  • *  Tiêu chuẩn TIA-569 về yêu cầu vật lý và môi trường của các phòng chức năng trong TT TTĐT.
  • *  Tiêu chuẩn Tier: phân loại và yêu cầu về độ tin cậy (realiablilty) của TT TTĐT.
  • *  Tiêu chuẩn IEEC C62.41-1991 về yêu cầu chống sét cho tòa nhà và TT TTĐT.

Tiêu chuẩn của Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế IEC TC81:

  • - IEC 61024: Tiêu chuẩn chống sét cho các công trình xây dựng
  • - IEC 61663: Tiêu chuẩn chống sét cho đường thông tin viễn thông
  • - IEC 61643-1: Tiêu chuẩn chống sét cho thiết bị trên đường nguồn hạ áp

Tiêu chuẩn, quy phạm của Việt Nam:

  • - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2012 về Trung tâm dữ liệu – Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông
  • - TCN68-167:1997: Tiêu chuẩn chống sét lan truyền trên đường cấp nguồn.
  • - TCN68-141:1995: Tiêu chuẩn tiếp đất cho các công trình viễn thông.
  • - TCN68-174:2006: Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.
  • - Bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Tiêu chuẩn chống sét của các Quốc gia khác, bao gồm:

  • - NFC 17-102:1995: Tiêu chuẩn chống sét của Pháp.
  • - UL 467-1984, ANSI C33.8-1972: Tiêu chuẩn của USA
  • - IEEE Std. 837-1989 và CSA: Tiêu chuẩn lựa chọn vật liệu cho hệ thống tiếp đất.
  • - NZ/AS 1768-1991: Tiêu chuẩn chống sét của Australia và Newealand

 3. Nguyên tắc thiết kế

Hệ thống được thiết kế và thi công dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, sử dụng công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất, đáp ứng tốt nhất cho các ứng dụng và hoạt động hiện tại đồng thời hỗ trợ công nghệ mới trong tương lai, bao gồm các nguyên tắc thiết kế sau:

  • - Khả năng mở rộng: Hệ thống mạng trong Trung tâm dữ liệu được thiết kế để đảm bảo các khả năng mở rộng trong tương lai mà không cần thay đổi cấu trúc của cả hệ thống. Dễ dàng lắp đặt thêm các module chức năng, bổ sung thêm thiết bị, line card…
  • - Hiệu năng cao: Hệ thống mạng trong Trung tâm dữ liệu có năng lực xử lý cao, cung cấp các dịch vụ cho người dùng với tốc độ cao, đảm bảo kết nối giữa các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật đạt tốc độ tối thiểu là 10Gbps. Các kết nối máy chủ, người dùng vào hệ thống đạt tốc độ tối thiểu là 1Gbps.
  • - Tính sẵn sàng cao: Hệ thống mạng Trung tâm dữ liệu có khả năng dự phòng tối đa, giảm thiểu thời gian ngừng cung cấp dịch vụ. Thiết kế luôn đảm bảo tính sẵn sàng cao về mặt thiết bị cũng như đường truyền.
  • - Tính bảo mật: Hệ thống bảo mật được thiết kế nhiều tầng nhiều lớp bảo vệ đa lớp, có chiều sâu và sử dụng nhiều công nghệ bảo mật khác nhau như hệ thống tường lửa kiểm soát truy cập, hệ thống IDP phát hiện và ngăn chặn các tấn công, hệ thống SSL VPN, IP Sec, hệ thống quản lý tập trung mạng, bảo mật, hệ thống giám sát các sự kiện an ninh bảo mật.
  • - Tính chuẩn hóa (Standardization): Thiết kế Cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu phải đáp ứng tính tiêu chuẩn hóa cho Trung tâm dữ liệu: tất cả các hệ thống thuộc cơ sở hạ tầng trong Trung tâm dữ liệu phải thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam. Các thiết bị như UPS, điều hòa, tủ rack, tủ phân phối điện, phải là thiết bị đồng bộ theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, được lắp đặt sẵn từ hãng sản xuất, chỉ cần lắp đặt thêm các phụ kiện tại công trình để đảm bảo vận hành an toàn, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Trung tâm dữ liệu, đồng thời giảm chi phí, thời gian lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống.
  • - Tính sẵn sàng (Availability):Tính sẵn sàng không chỉ là sự tin cậy của các thiết bị mà còn là mức độ ổn định, luôn sẵn sàng hoạt động trong mọi thời gian. Hệ thống phải đảm bảo:
  • - Độ tin cậy của thiết bị: Các thiết bị phải luôn được đảm bảo hoạt động đúng chức năng mà không gây ra những sai hỏng hay sự cố. Trong một Trung tâm dữ liệu bao gồm nhiều hệ thống thiết bị, do đó để đảm bảo Trung tâm dữ liệu luôn có độ tin cậy như mong muốn, mỗi thiết bị phải đảm bảo độ tin cậy riêng, có nghĩa là thời gian trung bình giữa các lần lỗi thiết bị phải lớn (MTBF - Mean Time Between Failure).
  • - Giảm thiểu thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố (MTTR - Mean Time to Recover): Một Trung tâm dữ liệu có thể được thiết kế với độ dự phòng cao, tuy nhiên nếu gặp sự cố thì ngay cả mức độ dự phòng cũng không thể tuyệt đối bảo đảm cho hệ thống hoạt động liên tục. Vì vậy tính linh hoạt phải được đảm bảo để có thể giảm thiểu thời gian sửa chữa, thay thế từng thiết bị mà không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn hệ thống.
  • - Đánh giá tính sẵn sàng bằng công thức: Available = MTBF/(MTBF+MTTR)
  • - Dựa vào công thức trên, chúng ta có thể thấy, yêu cầu của việc thiết kế Trung tâm dữ liệu là ngoài việc đáp ứng độ tin cậy, (có thời gian trung bình giữa các lần bị lỗi lớn), đồng thời phải có thời gian sửa chữa trung bình nhỏ.
  • - Tính linh hoạt (Agility): Là yêu cầu hệ thống có khả năng đáp ứng được các nhu cầu: triển khai nhanh, có thể mở rộng hoặc tái cấu trúc (thay đổi quy mô và cấu hình hệ thống) để phục vụ kịp thời cho các yêu cầu thực tế. Tính linh hoạt phải được đáp ứng đối với cả phần cứng và phần mềm giám sát, điều khiển hệ thống.
  • - Giảm chi phí tổng sở hữu (TCO - Total Cost of Ownership): Bên cạnh việc đầu tư ban đầu cho Trung tâm dữ liệu, chi phí để vận hành cũng chiếm phần lớn trong toàn bộ chi phí. Vì vậy, điều quan trọng không kém là giảm chi phí vận hành. Các điểm thách thức sau đây cần được xem xét khi muốn giảm chi phí tổng sở hữu:
  • - Độ ổn định của các tính năng: Các giải pháp Trung tâm dữ liệu hiện có trên thị trường đều đề xuất các hệ điều hành khác nhau cho từng loại thiết bị khác nhau. Ngay cả cùng loại thiết bị nhưng tính năng khác nhau thì có hệ điều hành khác nhau. Điều này tăng thêm tính phức tạp khi khai thác, dẫn đến dễ phát sinh sai sót khi cấu hình hay vận hành.
  • - Công việc triển khai và nâng cấp: Đây là công việc được thực hiện suốt trong quá trình vận hành Trung tâm dữ liệu và tiêu tốn nhiều thời gian.
  • - Độ tin cậy của Hệ điều hành đơn: Nếu hệ điều hành trong các thiết bị có cấu trúc đơn, các tiến trình xen kẽ lẫn nhau. Nếu có sự cố của một tiến trình nào sẽ dẫn đến toàn bộ hoạt động của thiết bị bị ngưng, thậm chí khởi động lại thiết bị, gây ra gián đoạn thông tin.
  • - Thiếu năng lực quản trị: Nếu trong quá trình thiết kế, tính năng quản trị tập trung bị bỏ qua, thiết bị thiếu tính năng cho phép quản lý hay cấu hình tập trung thì khi cần thay đổi các thông số của thiết bị, người vận hành phải tốn thêm thời gian hơn so với khi thiết bị được quản lý tập trung.